BẠN CÓ CÂN NHẮC KHI SỬ DỤNG GỖ

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mùa xuân là tết trồng cây”, những năm gần đây người dân cả nước đã trồng và chăm sóc hàng triệu cây xanh. Đại bộ phận trong chúng ta đều có ý thức bảo vệ môi trường sống nhất là cây xanh.

Có thể thấy, Cây xanh mang lại vô vàn lợi ích:

 

–          Cây xanh chống hiệu ứng nhà kính

–          Cây xanh làm sạch không khí

–          Cây xanh cung cấp oxy

–          Cây xanh tạo bóng mát cho các đường phố, thành phố và công viên

–          Cây xanh bảo tồn năng lượng

–          Cây xanh tiết kiệm nước – giữ độ ẩm cho đất không bị sa mạc hóa

–          Cây xanh giúp ngăn ngừa ô nhiễm nước

–          Cây xanh giúp chống xói mòn đất

–          Cây xanh bảo vệ trẻ em khỏi các tia cực tím

–          Cây xanh cung cấp thực phẩm

Chúng ta thường có thói quen, sở thích mua và sử dụng đồ gỗ, chính vì vậy Chúng ta đã gián tiếp góp phần tàn phá rừng. Chúng ta cần dừng ngay việc mua bán gỗ truyền thống!

Tại Tổng Hợp, Chúng tôi luôn tìm cách tạo ra sản phẩm thân thiện môi trường, có khả năng tái sử dụng. Chúng tôi cung cấp một loạt các sản phẩm giả gỗ, có độ bền cao hơn gỗ. Bạn cần thay đổi các quan niệm sai lầm về gỗ:

  1. Thứ nhất – Số cây bị chặt phá nhiều hơn trồng mới!

Nghiên cứu do nhà sinh thái học Thomas Crowther cùng các đồng nghiệp tại Trường ĐH Yale (Mỹ) thực hiện, dựa trên mật độ cây trên mặt đất và hình ảnh vệ tinh chụp 400.000 địa điểm trên trái đất.

Theo nghiên cứu, trái đất còn khoảng 3.040 tỉ cây, tương đương 420 cây/đầu người. Con số này cao gấp 8 lần so với dự đoán trước đó là 400 tỉ cây. Trong khi đó, khoảng 15 tỉ cây bị đốn hạ mỗi năm nhưng chỉ có 5 tỉ cây được trồng lại.

  1. Thứ hai – Gỗ không bền, chắc như các vật liệu khác

Tất cả các vật liệu xây dựng đều có ưu và nhược điểm của chúng. Gỗ thường bị loại bỏ khỏi công trình vì:

– Khả năng chống cháy kém

– Dễ bị biến dạng khi thay đổi thời tiết

– Có thể bị mục nát hoặc khô cứng.

– Độ dẻo dai vật liệu kém.

Rõ ràng, chất lượng gỗ không đồng đều nhau. Phần gỗ ở thân cây có chất lượng khác với cành cây, ở cây lâu năm khác cây ít năm, giống cây, vùng trồng cây, kỹ thuật chế biến cũng ảnh hưởng đến chất lượng gỗ. Nếu sử dụng các loại gỗ quý làm vật liệu chúng có thể bền như bê tông xây dựng, nhưng bạn sẽ tốn kém rất nhiều tiền và bạn sẽ gián tiếp phá hủy môi trường thiên nhiên.

  1. Thứ ba – Gỗ không phù hợp với điều kiện thời tiết xấu

Gỗ là vật liệu truyền thống. Từ xưa đến nay, gỗ được sử dụng làm nhà ở, làm vật dụng, làm công cụ lao động một cách linh hoạt. Chúng từng là nguyên liệu có giá thành rẻ, chất lượng tốt, đa dạng lựa chọn. Xong bây giờ nguồn cung gỗ chất lượng tốt ngày càng khan hiếm, giá thành ngày càng cao. Khả năng chống chọi thời tiết không bằng nhiều vật liệu khác. Gỗ không phù hợp để xây dựng các kiến trúc lớn vững chắc. Thời tiết miền Bắc Việt Nam, gỗ không được xử lý tốt và bảo dưỡng định kỳ có thể là nơi phát triển nấm mốc gây hại cho sức khỏe.

  1. Thứ tư – Đó là một nguy cơ hỏa hoạn!

 Vâng, Chúng ta ai cũng biết rằng gỗ là nguyên liệu cho những đám cháy. Nhìn lại năm 1666, Đại hỏa hoạn ở Luân Đôn đã quét qua thành phố được xây dựng bằng gỗ, tiêu hủy 13.200 ngôi nhà, 87 nhà thờ giáo xứ, Nhà thờ St Paul và hầu hết các tòa nhà của Thành phố.

 Điều này nghe có vẻ đáng ngạc nhiên đối với một số người bây giờ. Không giống như năm 1666, giờ đây chúng ta có thể xử lý gỗ để làm cho nó gần như không cháy. Gỗ được xử lý đúng cách sẽ làm chậm và ít có khả năng cháy hơn – khi cháy chúng tạo ra một loại than khó bắt lửa.

Từ lâu, con người chúng ta đã sử dụng các sản phẩm từ gỗ. Gỗ đóng vai trò thân thiện với chúng ta nhưng Chúng ta hãy cân nhắc các vật liệu khác như thép, nhôm… có thể tái chế đơn giản. Chúng là sản phẩm khó thay thế hoàn toàn nhưng Chúng ta hãy cùng bảo vệ Cúc Phương, U Minh… cho các con thấy màu xanh các cây gỗ quý!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button